Thứ Bảy, 8 tháng 11, 2014

Các Loại Bệnh Không Nên Ăn Đậu Phộng (Lạc).

Các loại bệnh dưới đây nếu ăn lạc sẽ làm giảm sức khỏe hoặc thậm chí đe dọa tính mạng.Đậu phộng giàu dinh dưỡng và được coi là một trong những thực phẩm lành mạnh. Chúng giòn, ngon và bổ dưỡng, giá lại rẻ nên được cả nam giới, phụ nữ và trẻ em ưa thích.

Tuy nhiên, các bác sỹ đã chỉ ra rằng trong thực tế lạc hay đậu phộng không thích hợp cho tất cả mọi người

Nếu bạn thuộc nhóm bên dưới thì ăn lạc hại nhiều hơn lợi. Vì vậy, bạn cần phải chú ý đến lợi ích y tế chứ không thể dung nạp một cách tùy ý.

1. Người muốn giảm cân

Lạc có lượng calo và hàm lượng chất béo cao, đặc biệt là lạc chiên thì hàm lượng calo tăng gấp đôi. Vì vậy, những người có ý định muốn giảm cân thì nên tránh xa lạc.

2. Bệnh nhân tiểu đường

Những người có bệnh tiểu đường cần phải kiểm soát lượng năng lượng tiêu thụ hàng ngày. Chẳng hạn như việc sử dụng dầu ăn hàng ngày không được quá 3 muỗng cà phê (30g), trong khi đó 18 hạt lạc tương đương với một thìa dầu (10g) khoảng 90 kilocalories. Do đó, bệnh nhân tiểu đường cũng nên tránh ăn nhiều lạc.

3. Bệnh nhân bị bệnh gout

Nguyên nhân gây bệnh gout (thống phong) là do có sự rối loạn chuyển hóa acid uric, làm tăng lượng acid uric trong máu. Chế độ ăn uống nhiều chất béo sẽ làm giảm bài tiết axit uric khiến cho bệnh có xu hướng trầm trọng hơn. Lạc là một trong những thực phẩm nhiều chất dầu béo và chất protein… không thích hợp để bệnh nhân gout tiêu thụ nhiều.

4. Cắt bỏ túi mật

Sau gần 20 năm nghiên cứu, các nhà khoa học ở Trung tâm Nghiên cứu Nurses’Health đã phát hiện thấy, những người mà ăn ít nhất 58 gam lạc hoặc bơ lạc mỗi tuần có thể giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi mật là 25%. Tuy nhiên đối với bệnh nhân cắt bỏ túi mật ăn nhiều lạc lại bị nhiều tác động xấu.

Mật rất quan trọng cho tiêu hóa và hấp thụ chất béo. Thông thường, sau bữa ăn túi mật tiết dịch mật vào tá tràng để tạo điều kiện cho tiêu hóa và hấp thu. Thực phẩm có protein cao và giàu chất béo dễ gây kích thích mạnh đối với túi mật khiến cho túi mật phát thải nhiều hơn. Bệnh nhân bị cắt túi mật nên lượng dịch này không được bài thải sẽ ảnh hưởng đến đường tiêu hóa. Vì vậy, bệnh nhân cắt túi mật nên tránh ăn lạc và các loại cây dầu khác.

5. Bệnh nhân bị loét dạ dày, viêm dạ dày mãn tính, viêm ruột mãn tính

Những bệnh nhân này có chứng đau bụng mãn tính, tiêu chảy, khó tiêu và các triệu chứng khác. Chế độ ăn uống được khuyến khích là ăn các bữa ăn nhỏ, dễ tiêu và ít dầu. Trường hợp ăn lạc và các loại hạt có hàm lượng protein và chất béo quá cao sẽ gây khó tiêu hóa và hấp thụ. Do đó, các bệnh nhân này không nên ăn lạc.


Chế độ ăn uống bất hợp lý là một lý do quan trọng gây ra lipoprotein máu. Nguyên tắc điều trị thông qua chế độ ăn là hạn chế calo, làm giảm lượng axit béo bão hòa và cholesterol. Lạc là thực phẩm có hàm lượng chất béo và lượng calo cao, ăn nhiều chỉ làm trầm trọng thêm các biểu hiện, dẫn đến sự xuất hiện của bệnh mạch vành, bệnh tim mạch và mạch máu não khác đe dọa tính mạng.

Dầu Phụng(Dầu Đậu Phộng) Nguyên Chất 100% Quảng Nam

Với nguyên liệu 100% từ Đậu phộng (Đậu phụng, Lạc).Dầu phụng nguyên chất được ép theo phương pháp thủ công truyền thống,là một đặc sản ở Miền Trung

Dầu đậu phộng nguyên chất có mùi nồng, béo của Đậu Phộng nhưng khi khử với củ nén hoặc củ tỏi thì cho mùi rất thơm, món ăn cũng đậm đà hơn. Khi bỏ vào tủ lạnh, dầu bắt đầu sệt lại. Để ra ngoài với nhiệt độ của phòng, dầu sẽ lỏng ra và trong trở lại

Với hàm lượng dinh dưỡng cao, bảo vệ sức khỏe so với các loại dầu ăn công nghiệp hiện nay và cho món ăn đậm đà, thơm ngon hơn

Giá dầu phụng 1lít/110.000VNĐ
Khách hàng có nhu cầu vui lòng gọi:012.23.55.59.42
khách hàng mua trên 5L giao hàng miễn phí nội thành Sài Gòn


Dầu Đậu Phộng Tốt Cho Tim Mạch & Chống Béo Phì

Dầu Đậu Phộng Tốt Cho Tim Mạch & Chống Béo Phì

Các mẹ các chị cần loại dầu ăn ít chất béo, bảo vệ sức khỏe thì có thể dùng thử dầu phộng chống béo phì và tốt cho tim mạch.

Ưu điểm của chất béo này là vừa giảm cholesterol xấu nhưng lại tăng cholesterol tốt nên có tác dụng bảo vệ hệ thống tim mạch của bạn. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo người cao tuổi nên sử dụng chất béo loại này, còn các bạn trẻ thì cũng nên “nhập vào bộ khẩu” 15% tổng năng lượng ăn vào.

Bên cạnh đó Dầu đậu phộng có chứa một lượng giá trị của chất chống oxy hóa, đó là vitamin E. Vitamin E là một chất chống oxy hóa hòa tan trong chất béo, cần thiết cho việc duy trì tính toàn vẹn của màng tế bào, màng nhầy và da, bằng cách bảo vệ khỏi tác hại của các gốc oxy tự do. Bởi vì dầu đậu phộng được chiết xuất từ thực vật, chứa các chất dinh dưỡng nhiều hơn so với chất béo từ động vật. Ví dụ, nó có chứa phytosterol, một chất dinh dưỡng giúp giảm nguy cơ bệnh tim và giúp bạn giảm cân mặc dù có một chế độ ăn giàu chất béo.

Lơi Ích Của Dầu Đậu Phụng Đối Với Trẻ Em

Đối với trẻ em:
Với trẻ em, loại dầu ăn nào không qua xử lý hoá chất và có hàm lượng omega3 hoàn toàn tự nhiên là dầu ăn tốt nhất cho bé. Dầu đậu phộng cung cấp chất béo giúp cho quá trình hấp thu các vitamin quan trọng trong cơ thể (A, D, E, K ), giúp hoàn thiện cấu trúc như mô não và một số hóc-môn quan trọng khác… Thạc sĩ – bác sĩ Mai Quang Huỳnh Mai, khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP.HCM khuyên phụ huynh không nên bỏ sót chất dinh dưỡng quý giá này trong khẩu phần ăn của bé.
Bắt đầu bước vào thời kỳ ăn dặm, em bé của bạn sẽ bú mẹ ít hơn và tiếp xúc với các thức ăn bên ngoài nhiều hơn. Khi đó, bé không còn được hưởng 100% các dưỡng chất tuyệt vời từ sữa mẹ trong đó có Vitamin D, chất béo và các vi chất giúp bé thông minh, khoẻ mạnh, cứng cáp. Do vậy bạn cần bổ sung các dưỡng chất thiếu hụt đó trong thức ăn dặm của bé. Và quan trọng, các dưỡng chất đó phải hoàn toàn tự nhiên như sữa mẹ.
Ngoài ra đậu phộng còn chứa vitamin B2, vitamin B6. Nghiên cứu của khoa điều trị thuộc Trường đại học Purdue (Mỹ) công bố: đậu phộng chứa magnê, mangan, sắt, đồng, phospho, kali, kẽm, selen, canxi và đặc biệt là folate có tác dụng bổ não.
Các bà mẹ mang thai ăn đậu phộng sẽ phòng tránh được những rối loạn khi hệ thần kinh của bé đang ở giai đoạn hình thành. Chế độ ăn “nhà nghèo” chỉ cần rau và đậu phộng, đậu nành cũng đủ cho hệ xương, răng phát triển hoàn chỉnh.

Đậu phộng nguồn cung cấp chất đạm và dầu thực vật

Đậu đậu phộng nguồn cung cấp chất đạm và dầu thực vật có giá trị (chỉ sau đậu nành)

Cây đậu phộng (arachis hypogaea L.) còn gọi là lạc, đậu phụng, lạc hoa sinh, địa quả, hương quả. Gọi là lạc hoa sinh vì hoa của nó mọc ở nách lá, sau khi thụ phấn thì cuống hoa dài ra hướng vào trong đất để quả lớn lên. Cây này có nguồn gốc ở Brazil, được nhập trồng nhiều nơi để làm thực phẩm , chế biến dầu ăn, thức ăn gia súc, làm thuốc…

Hạt đậu phộng là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Trong 100g hạt đậu phộng có chứa: nước 7,5g; protid 27,5g; lipid 44,5g; glucid 15,5g; chất xơ 2,5g; tro 2,5g; các muối khoáng: Ca 68mg; P 420mg; Fe 2,2mg; Mg 176mg; Mn 2,1mg; K 658mg; Zn 3mg; Cu 0,7mg; các vitamin: vitamin B1 0,44mg; B2 0,12mg; PP 16mg; E 1mg; chất leucoanthocyanic có tác dụng cầm máu.
Đông y cho rằng đậu phộng có tác dụng bổ tỳ vị, ích khí, dưỡng khí huyết, cầm máu, nhuận phế, tiêu đàm, nhuận trường, tăng tiết sữa. Chất dầu trong đậu phộng thích hợp với những người ăn uống kém, suy dinh dưỡng, đau dạ dày, ho có đàm, bị các chứng xuất huyết, sản phụ thiếu sữa.

Đậu phộng rang chín, giã nhỏ, trộn với mè (vừng) giã nhỏ cùng với muối, dùng ăn với cơm nếp hoặc cơm vắt, bổ dưỡng và ngon miệng. Người Việt Nam thường dùng đậu phộng hạt giã nhỏ, nấu canh với bí đỏ và đậu xanh để ăn giải nhiệt vào mùa hè, tăng sức đề kháng, tăng cường trí não; hoặc nấu canh cà chua ăn với rau diếp cá để giải nhiệt, tiêu độc, ngừa mụn nhọt tốt. Đậu phộng luộc ăn thơm bùi, bổ tỳ vị, có ích cho người đau dạ dày.

Đậu phộng còn dùng nấu xôi, nấu chè, làm kẹo, làm đậu phộng rang muối, đậu phộng húng lìu, đậu phộng da cá, bơ đậu phộng, nước chấm đậu phộng đều là những món ăn khoái khẩu, có lợi cho sức khoẻ. Ăn đậu phộng nên ăn cả vỏ lụa, tốt cho mạch máu và tim.

Món chè đậu phộng (300g) nấu với dừa nạo (500g), sầu riêng (6 múi) và đường (350g) là một món ăn rất đặc sắc, ngon miệng. Ăn một lần là nhớ mãi hương vị độc đáo của nó. Món chè này có thể ăn nóng hoặc ăn nguội với đá bào đều ngon, rất có ích cho người suy nhược thần kinh, mệt mỏi, người bứt rứt, táo bón.

Tuy nhiên, khi dùng đậu phộng, bạn cần lưu ý đến những điểm sau:

- Hạt đậu phộng tròn, nhỏ, dễ lọt vào khí quản của trẻ nhỏ, gây tắc nghẽn đường thở, rất nguy hiểm.

- Đậu phộng được coi là tác nhân gây dị ứng phổ biến, nhất là với trẻ em. Nên cho trẻ ăn đậu phộng từng chút một để thử xem có bị phản ứng gì không. Tốt nhất cho ăn đậu phộng luộc, giã nát trước khi ăn đậu phộng rang.

- Nếu bảo quản không tốt, đậu phộng bị nhiễm một loại mốc có tên là aspergillus flavus. Loại mốc này sản sinh ra chất aflatoxin là một độc tố có khả năng gây ung thư gan mạnh. Dù đậu được luộc hoặc rang chín, chất Aflatoxin không bị huỷ hoàn toàn, vẫn gây tác dụng độc hại cho cơ thể. Do đó, khi ăn cần kiểm tra kỹ, nếu thấy có dấu hiệu mốc hoặc chớm mốc, nghi mốc, đều phải dứt khoát loại bỏ.

- Những người bị sỏi thận dạng oxalat, nên tránh ăn đậu phộng vì chúng sinh ra nhiều oxalat, chất góp phần hình thành sỏi oxalat.

- Những người bị bệnh thống phong (gout) không nên ăn nhiều đậu phộng, vì có chất purine, làm tăng acid uric trong máu, gây đau nhức ở khớp ngón tay cái, chân cái và các khớp ngón khác.

- Những người dễ bị mụn rộp (herpes) cũng không nên ăn đậu phộng vì trong protid của đậu phộng chứa nhiều acid amin arginine, chất có thể gây bệnh mụn rộp.

Lương y Đinh Công Bảy

Dầu Dậu Phộng(Dầu Phụng) Tuyệt Vời Với Sức Khỏe

Mặc dù các loại axit béo trong dầu đậu phộng thường có lợi nhưng chúng chỉ là lành mạnh với lượng vừa phải. Hãy nhớ rằng, trong dầu vẫn còn chất béo nhiều calories. Đừng quá lạm dụng dầu lạc trong nấu ăn vì nó có thể khiến bạn tăng cân. Vì vậy hãy cân nhắc lượng dùng cho thích hợp nhé

Hầu hết những lợi ích sức khỏe của dầu lạc đều đến từ sự đa dạng các loại của các axit béo, chẳng hạn như axit oleic, axit stearic, axit palmitic và axit linoleic. Trong khi mức độ cân bằng của axit béo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn thì dầu đậu phộng có một sự cân bằng rất an toàn, có thể tăng cường sức khỏe của bạn bằng nhiều cách khác nhau bên cạnh những lợi ích sức khỏe từ các loại vitamin, khoáng chất và các hợp chất hữu cơ có trong đậu phộng .

Ung thư

Dầu lạc có hàm lượng cao chất chống oxy hóa polyphenol, resveratrol. Hợp chất này có tác dụng loại bỏ các gốc tự do - nguyên nhân trực tiếp của nhiều loại bệnh, cũng như bệnh ung thư. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc chuyển sang dùng dầu thực vật có hàm lượng resveratrol cao, như dầu lạc có thể làm giảm nguy cơ phát triển ung thư nhờ chất chống oxy hóa mạnh mẽ.

Huyết áp

Resveratrol có một chức năng quan trọng trong cơ thể, nó tương tác với nhiều loại hormon trong cơ thể có ảnh hưởng đến mạch máu, như angiotensin- gây ra hiện tượng thắt mạch và động mạch. Bằng cách trung hòa tác động của hormone, resveratrol giúp làm giảm huyết áp, giảm căng thẳng trên hệ thống tim mạch.

Sức khỏe tim mạch

Ngoài việc ngăn ngừa xơ vữa động mạch thì dầu lạc cũng có thể giúp bạn phòng ngừa các bệnh tim mạch khác như đau tim và đột quỵ. Dầu lạc cũng có chứa các axit béo không bão hòa đơn , như acid oleic có tác dụng làm tăng hàm lượng "cholesterol tốt " (hay còn gọi là HDL) trong máu. Cholesterol có lợi này giúp loại bỏ và làm giảm cholesterol xấu (LDL) và từ đó làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch vành và đột quỵ.

Cholesterol

Không như những loại dầu thực vật khác, dầu lạc hoàn toàn không chứa cholesterol. Từ khi dầu thực vật được dùng trong nấu ăn đã giúp giảm một lượng đáng kể cholesterol vào cơ thể và ngăn ngừa được bệnh xơ vữa động mạch do cholesterol gây ra. Không chỉ không chứa cholesterol mà dầu lạc còn thực sự có thể làm giảm lượng cholesterol trong cơ thể nhờ có sterol thực vật có trong đó. Phytosterol có trong dầu lạc giúp dạ dày và ruột hạn chế việc hấp thụ cholesterol từ thức ăn, do đó mà có thể làm giảm mức cholesterol xuống 10 - 15%.

Nâng cao nhận thức

Bệnh Alzheimer là một trong những bệnh phổ biến nhất và rồi tệ nhất mà con người có thể mắc phải khi họ già đi. Nhưng resveratrol là chất chống oxy hóa đa chức năng nên nó cũng có thể loại bỏ hoặc làm chậm quá trình phát bệnh rối loạn nhận thức như bệnh Alzheimer và chứng mất trí. Các gốc tự do phân bố và đi tới con đường thần kinh trong não, do đó chất chống oxy hóa như resveratrol có thể làm chậm hoặc ngăn chặn quá trình này rất hiệu quả.

Sức khỏe da

Dầu đậu phộng cũng giống như nhiều loại dầu thực vật là khá giàu vitamin E. Vitamin E là một trong những vitamin cần thiết cho con người, đặc biệt quan trọng trong việc duy trì và sức khỏe của da, bảo vệ da khỏi tác động của các gốc tự do gây ra nếp nhăn và các dấu hiệu lão hóa sớm. Vitamin E trong dầu đậu phộng sẽ giữ cho làn da của bạn trông trẻ và khỏe mạnh khi bạn già đi .

Hệ thống miễn dịch

Một lợi ích cuối cùng của resveratrol trong dầu lạc là nó có thể cải thiện hệ thống miễn dịch của bạn. Các loại virus và nấm đặc biệt nhạy cảm với chất chống oxy hóa này, do đó thêm dầu đậu phộng trong chế độ ăn uống của bạn có thể giữ cho bạn khỏe mạnh. Resveratrol kích thích sản xuất tế bào bạch cầu để chống lại bất kỳ tác nhân gây bệnh nào trong cơ thể bạn.


Lợi Ích Của Dầu Dậu Phung(Đậu Phộng)

Lợi ích sức khỏe dầu đậu phộng cũng bao gồm việc sử dụng nó, trong việc phòng chống một số bệnh dạ dày như: vấn đề tiêu hóa, táo bón và tiêu chảy.

Dầu đậu phộng cung cấp một số lợi ích sức khỏe và cung cấp một nguồn chất béo lành mạnh. Ngoài ra, dầu đậu phộng thường chi phí ít hơn so với dầu ô liu, dầu mè, dầu hướng dương, mặc dù nó chứa hầu hết các chất dinh dưỡng và cung cấp nhiều lợi ích như nhau. Đó sẽ là sự lựa chọn khôn ngoan của bạn, hãy bắt đầu sử dụng dầu phộng để nấu ăn để đảm bảo sức khỏe gia đình và giúp bạn giảm cân hiệu quả nhé!

Dinh dưỡng từ dầu đậu phộng

Dầu đậu phộng có chứa một lượng giá trị của chất chống oxy hóa, đó là vitamin E. Vitamin E là một chất chống oxy hóa hòa tan trong chất béo, cần thiết cho việc duy trì tính toàn vẹn của màng tế bào, màng nhầy và da, bằng cách bảo vệ khỏi tác hại của các gốc oxy tự do. Bởi vì dầu đậu phộng được chiết xuất từ thực vật, chứa các chất dinh dưỡng nhiều hơn so với chất béo từ động vật. Ví dụ, nó có chứa phytosterol, một chất dinh dưỡng giúp giảm cholesterol và giảm nguy cơ bệnh tim.

Làm giảm cholesterol


Dầu đậu phộng được sử dụng để làm giảm cholesterol và ngăn ngừa bệnh tim. Nó có thể làm giảm cholesterol xấu, triglycerid thấp hơn, giảm nguy cơ bệnh tim và giúp bạn giảm cân. Một nghiên cứu được xuất bản vào năm 2010 trong "Tạp chí khoa học thực phẩm" thậm chí còn phát hiện ra rằng, có hầu hết các chất béo từ dầu đậu phộng có thể làm giảm cholesterol xấu và ngăn ngừa bệnh tim, mặc dù có một chế độ ăn giàu chất béo.

Sức khỏe tim mạch

Các nghiên cứu cho thấy, cắt resveratrol nguy cơ đột quỵ do thay đổi cơ chế phân tử trong mạch máu, giảm nhạy cảm với tổn thương mạch máu thông qua các hoạt động giảm của angiotensin, một loại hormone gây ra hệ thống thắt máu làm huyết áp tăng và bằng cách tăng sản xuất nội tiết tố giãn mạch, nitric oxit.

Chăm sóc da

Dầu đậu phộng đôi khi được bôi trực tiếp lên da cho viêm khớp và đau khớp, da khô, chàm bội nhiễm, da đầu đóng vảy và trị chứng rụng tóc. Dầu đậu phộng khi trộn với nước cốt chanh còn giúp bạn trong việc điều trị mụn trứng cá.